4 Nhân Tố Giúp Doanh Nghiệp Sản xuất Vượt Qua Khó Khăn

Ngành sản xuất luôn đóng một vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, bước tiến từ Nông nghiệp lên Sản xuất vẫn đang trên đà phát triển. Mặt khác, tốc độ thay đổi của thị trường mà doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt đang ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp hóa chất, dầu khí, nhựa & giấy, sắt thép đang trong quá trình tái cơ cấu và tái tổ chức để gia tăng lợi nhuận và vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, mặc dù giá thành rẻ hơn so với Trung Quốc, Việt Nam vẫn ở thế yếu hơn người láng giềng của mình nếu dựa trên năng suất sản xuất, theo GatePoint (2013). Hơn nữa, việc giá thành sản phẩm và nguyên liệu biến động, luật pháp thay đổi và xu hướng toàn cầu hóa cũng đang tạo thêm khó khăn trong quá trình sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt trong nước.

Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đang chứng kiến mức độ phức tạp trong sản xuất gia tăng, cả về mặt quản lý nhu cầu khách hàng lẫn áp lực phải khống chế chi phí sản xuất.  Vì vậy, chỉ có những doanh nghiệp hàng đầu có khả năng biểu hiện vượt qua đối thủ, bất chấp thử thách, thích nghi nhanh chóng và sản xuất tinh gọn thông qua việc xác định mức độ phức tạp của quy trình sản xuất, tối ưu hóa năng suất, mới có thể đạt được mục tiêu gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí để đảm bảo sự phát triển. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt, con đường vẫn còn khá dài.



Đây là 5 ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý sản xuất giỏi nhất trong khảo sát của GatePoint năm 2013 để giúp vượt qua các thách thức trên và phát triển.

1. Nắm bắt cơ hội gia tăng doanh thu

Cạnh tranh từ các nước có nền kinh tế mới nổi và cũng có nguồn nhân lực giá rẻ như Cam-pu-chia, Lào, hay Indonesia... đang trở thành thách thức cho doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong tương lai vì lý do chính mà hầu hết các nhà đầu tư phương Tây chọn Việt Nam thay cho Trung Quốc, là giá thành ở Việt Nam rẻ hơn.  Hơn nữa, luật lệ và giá thành vật liệu thô biến động tại Việt Nam cũng gây áp lực lên nhà sản xuất để đối phó với thay đổi từ nước ngoài trong khi vẫn giữ cho năng suất sản xuất ổn định.

71% người tham gia khảo sát của GatePoint ủng hộ việc đầu tư vào phát triển sản phẩm, để tận dụng cơ hội trước làn sóng phát triển mới. Tương tự, 51% ưu tiên cho việc bành trướng doanh nghiệp ra thị trường mới nổi để kiếm được nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Chỉ có 1 phần 3 tập trung vào thị trường trong nước.

Những cơ hội gia tăng doanh thu khác là ưu tiên việc tung ra sản phẩm mới, với 42% người đồng ý, và 35% khác ưu tiên cho việc kiểm soát chặt chẽ các khu vực sản xuất sản phẩm, điều phối và gia công. Hơn nữa, theo Jack Bullock, phó chủ tịch và tổng giám đốc tại Infor, các nhà sản xuất có thể tăng doanh thu bằng cách cung cấp thêm dịch vụ khách hàng, hay nâng cấp hệ thống thông tin sẵn có để xác định được cơ hội kinh doanh mới, gia tăng sự cộng tác với khách hàng và đối tác cung cấp và đảm bảo số lượng hàng trong kho luôn đủ đáp ứng nhu cầu.

2. Hiệu chỉnh gia tăng quy trình vận hành & hoạt động

Tình hình kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh cao độ đã dẫn đến lỗi trong khâu sản xuất và phí phạm không đáng có. Khi sự phức tạp trong chuỗi cung ứng và phân phối gia tăng, nhu cầu cho một hệ thống báo cáo và mô hình kinh doanh thích hợp đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nó giúp quản lý xác định được các rủi ro tiềm năng và thay đổi quy trình để ngăn chặn vấn đề phát sinh.

Theo kết quả khảo sát, có đến 74% liệt kê việc tối đa hóa quy trình sản xuất là ưu tiên hàng đầu để cải thiện quá trình hoạt động, và 42% khác nói họ muốn cắt bớt chuỗi cung ứng, nhưng chi có 28% giảm số lượng đối tác cung cấp của mình.

Bên cạnh đó, 93% người tham gia khảo sát khẳng định họ đang sử dụng ERP để quản lý quy trình sản xuất.  ERP trải rộng và liên kết tất cả những chức năng chính và các phòng ban chính, giúp nhà sản xuất hợp nhất chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất để giảm thời gian chờ (lead time) và tăng năng suất.
 

3.Tối ưu hóa hệ thống quản lý doanh nghiệp xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp

Một trong những vấn đề cần phải tập trung giúp cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất đó là quản lý trong doanh nghiệp. Khi quy mô càng lớn, quá trình sản xuất càng phức tạp thì việc quản lý càng khó và phức tạp theo, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần có những nhân sự thực sự chất lượng. Ngoài ra, hiện nay, với công nghệ thông tin phát triển, các sản phẩm công nghệ đã và đang hỗ trợ rất tốt cho việc quản lý doanh nghiệp. Theo Kinder, Giám đốc sản xuất & giải pháp của Tập đoàn Infor, thế giới sản xuất đang thay đổi từng ngày và nhà sản xuất cần phải có được sự uyển chuyển để nhanh chóng thích ứng và đáp trả lại môi trường bên ngoài, với sự giúp đỡ của công nghệ hỗ trợ cho các khu vực sản xuất chuyên môn cao, chẳng hạn như giải pháp quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM). Những ứng dụng này đã kết hợp các quy trình Business Intelligence (BI) và quản lý hiệu suất doanh nghiệp một cách uyển chuyển và có tính toán chiến lược để đưa ra kết quả tốt nhất.

4. Đương đầu với sự phức tạp

Có 29% người tham gia khảo sát dự đoán trước sự gia tăng của mức độ phức tạp trong quy trình hoạt động của họ, và 87% cho rằng chế ngự sự phức tạp đó sẽ là thách thức lớn. Bên cạnh đó, sự phức tạp tăng cao nhất ở các bộ phận như phát triển kinh doanh, với 39%, theo sau đó là 32% cho phức tạp doanh nghiệp. Phức tạp trong chuỗi cung ứng, IT/Marketing, sản phẩm, tiếp tục tăng cao theo thứ tự giảm dần.

Sự phức tạp khiến cho quá trình quản lý khó khăn hơn, từ đó khiến cho việc ra quyết định bị chậm trễ và ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Kết quả là, nhà sản xuất cần có một hệ thống quản lý có khả năng giúp họ ứng phó với thay đổi, trong khi vẫn tiếp tục thích ứng với thay đổi trong doanh nghiệp khi nó phát triển và giúp lãnh đạo quản lý chuỗi ung ứng phức tạp.

Kết luận

Ngoài việc gia tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, và giữ cho hệ thống thông tin cập nhật, nhà sản xuất cũng phải chú ý kiểm soát thay đổi trong mô hình kinh doanh và công nghệ. Mỗi bước trong quy trình sản xuất đều có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của họ. Các nhà sản xuất hàng đầu hiểu được việc tối đa hóa hiệu suất quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp, vì vậy, việc có được tầm nhìn và sự hiệu quả là rất quan trọng để họ có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bài viết khác