“Việt Nam đang ở đâu?”. Đây có lẽ là một trong những câu hỏi lớn nhất mà bất cứ một công dân Việt Nam có trách nhiệm với đất nước cũng trăn trở. Để biết nước ta đang ở đâu, dĩ nhiên ta phải so sánh. Nhiều khi đi so sánh, ta lại chạnh lòng, rằng: “Sao nước họ được như vậy mà nước mình chỉ như thế này?”.
Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may được chia thành 5 công đoạn cơ bản:
(i) Cung ứng sản phẩm thô là nguyên kiệu đầu vào, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo;
(ii) Công đoạn sản xuất các nguyên liệu đầu vào là sợi và các loại vải này được nhuộm, in theo yêu cầu …;
(iii) Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận;
(iv) Công đoạn xuất khẩu do các trung gian thương mại đảm nhận;
(v) Công đoạn marketing ở cấp độ bán lẻ.
Việt Nam hiện mới chỉ ở trong giai đoạn thứ 3, sản xuất xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu gần 30 tỷ $ 1 năm (12% GDP) tuy nhiên giá trị gia tăng không cao, chỉ tận dụng nhân công rẻ là chính.
Xét về tính cạnh tranh của ngành dệt may trên thị trường quốc tế, có thể xem xét theo các khía cạnh sau:
Xét về tính cạnh tranh của ngành dệt may trên thị trường quốc tế, có thể xem xét theo các khía cạnh sau:
1/ Gía nhân công
Nhìn vào thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, Dệt may Việt Nam vẫn là quốc gia có lợi thế lớn về giá nhân công, với mức 0.6 USD/giờ năm 2011, thấp hơn hầu hết các “cường quốc dệt may” khác như Trung Quốc, Ấn độ, In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, Thái Lan… & chỉ cao hơn một chút so với Pa-kis-tăng. Hơn nữa, nếu xét về tốc độ tăng trung bình/năm giai đoạn 1994 – 2011 thì thậm chí, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng chi phí lao động dệt may thấp nhất trong các “cường quốc dệt may”.
2/ Kĩ năng nhân công
Theo Báo cáo Điều tra doanh nghiệp dệt may TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương 2013, đa số các doanh nghiệp May Việt Nam cho rằng kỹ năng nhân công may Việt Nam ở mức trung bình. Điều này thể hiện rất rõ ở việc tất cả các doanh nghiệp dệt may được khảo sát đều đánh giá trên 50% lao động có chất lượng trung bình. Thậm chí, một số vị trí lao động ngành May còn có tỷ lệ đánh giá lao động chất lượng cao ở mức cao như: Thiết kế cao cấp (44,68%), Thiết kế (40%), Quản đốc dây chuyền (39.22%)…
Tương tự như các doanh nghiệp May, kỹ năng lao động tại các doanh nghiệp Dệt cũng ở mức trung bình. Thậm chí, nhiều vị trí lao động chỉ ở 2 mức là: chất lượng trung bình & chất lượng cao; không có lao động chất lượng thấp. Nhiều vị trí có tỷ lệ lao động chất lượng cao ở mức cao như: Thiết kế (47,62%), Xây dựng thương hiệu (45%), Kiểm soát chất lượng (40,63%)…
3/ Công nghệ của máy móc thiết bị.
Nước ta có hơn 3.700 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm, trong đó có 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, với công nghệ lạc hậu tới khoảng 15 – 20 năm so với Thái Lan & Trung Quốc. Còn nếu so với thế giới thì lạc hậu từ 25 đến 50 năm. Những chiếc máy dệt từ những năm 60 – 70 hiện giờ vẫn còn đang được sử dụng ở nhiều nơi.
4/ Đa dạng về chủng loại sản phẩm.
Nhìn chung, chủng loại sản phẩm của ngành May Việt Nam còn ít, chủ yếu là các sản phẩm bình dân. Nếu so sánh với chủng loại của các sản phẩm Trang phục của Trung Quốc thì chủng loại, mẫu mã của sản phẩm nước ta thua xa.
Chủng loại sản phẩm ngành Dệt Việt Nam thì còn yếu hơn nữa. Sản phẩm Dệt chủ yếu có chất lượng thấp hoặc trung bình. Thậm chí, các sản phẩm Dệt của các doanh nghiệp FDI đang dần chiếm lĩnh thị trường,
5/ Thương hiệu.
Nhìn chung, thương hiệu Dệt may Việt cũng đã phần nào có chỗ đứng trong thị trường nội địa. Các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như: Việt Tiến, Thái Tuấn, May10, Phong Phú, Hòa Thọ, Việt Thắng, Sợi Thế Kỷ, Thành Công… Tuy nhiên, những thương hiệu này lại không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc vốn đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá lại rẻ.